Tết trung thu ở Việt Nam

9/24/2015 12:10:11 PM
2509 lượt xem
Tết trung thu nhằm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, đúng với tên gọi của nó – Trung thu là vào giữa mùa thu.

Tại Việt Nam, tết Trung Thu không rõ bắt đầu từ bao giờ cũng không có sử sách nào ghi lại nguồn gốc của ngày rằm tháng tám cả. Nhiều người cho rằng, lúc xưa đất nước ta bị phương Bắc đô hộ nên theo thời gian tết trung thu là nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc.
Có một sự tích kể rằng:
Vào một đêm trăng thanh, gió mát khuya rằm tháng tám, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng. 

Cúng trăng (Tế nguyệt)

Vào rằm tháng tám, khi lúc trăng sáng, lễ tế nguyệt bắt đầu. Những ngày này thường thì trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng hay còn gọi là bánh “đoàn viên”. Trung thu là ngày gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và ngắm ánh trăng trong trẻo bên cửa sổ cùng với không khí đầm ấm của ngày “đoàn viên”.

Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)

Tết trung thu là tết thiếu nhi. Khoảng 2 tuần trước trung thu, có rất nhiều thứ được sửa soạn như cỗ đèn muôn màu sắc, nhiều hình dạng cùng với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta hay gọi là bánh trung thu.
Trẻ em cầm đèn lồng, đèn ông sao,… tụ tập với nhau đi khắp các con đường, cùng nhau hát hò, rồng rắn lên mây. Khi vào ngày rằm, có những đám múa sư tử hay còn gọi là kỳ lân náo nhiệt khắp các khu phố. Trẻ em có cuộc vui của trẻ em, người lớn có cuộc vui của người lớn cho ngày này.

Thi cỗ và thi đèn

Vào ngày Trung Thu nhiều nhà thường bày các mâm cỗ với nhiều bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Nhiều nơi tổ chức các cuộc thi rước đèn cho trẻ em. Những mâm cỗ xưa thường đặt tiến sĩ giấy lên vị trí cao và đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi xong, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn cỗ vào đêm khuya.
 

Múa Sư tử (múa lân) 

Múa Sư tử hay còn gọi là múa lân. Người Trung Quốc thường  hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Còn Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành.


DU HỌC UNIGLOBE
10/3 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
ĐT: (08) 35 173 345 – 35 173 678
Email: info@uniglobe.edu.vn   
Website: www.uniglobe.edu.vn 

bài liên quan

bình luận